1. Đăng tuyển tại Vieclammienphi.vn hiển thị ngay Trang chủ

    Miễn phí và sẽ mãi là như vậy,

    Được chia sẻ miễn phí lên Facebook và nhiều mạng xã hội,

    Hướng dẫn doanh nghiệp Cách tuyển dụng nhanh.
    Dismiss Notice
  2. Hiện tại việc làm miễn phí có rất nhiều việc làm các doanh nghiệp cần tuyển, nếu bạn chưa có việc làm, hãy gửi hồ sơ cho chúng tôi tại chuyên mục Hồ sơ, người tìm việc, sau đó chúng tôi sẽ gửi công việc phù hợp theo yêu cầu của bạn hoàn toàn miễn phí. Tham gia ngay.

Trì hoãn – căn bệnh “giết chết” bạn từng ngày!

Thảo luận trong 'Học nghề - Tuyển sinh' bắt đầu bởi Reborn Cosmetics, 15/5/20.

254

  1. 1. Triệu chứng

    Một người có bệnh trì hoãn sẽ có những triệu chứng như: ai bảo gì cũng ừ nhưng để từ từ làm, không bao giờ làm liền dù lúc đó anh ta có thời gian. Và thời gian thì anh để thẩn thơ nghĩ ngợi lung tung sang chuyện khác. Tới khi nước ngập tới cổ mới bắt đầu nhảy, lúc đó thì thời gian đâu mà bình tĩnh làm cho tốt. Đôi khi việc cũng xong nhưng cứ chụp giật.

    Tôi từng là một con bệnh điển hình của bệnh trì hoãn nên tôi hiểu lắm. Ví dụ nhỏ như bữa cơm ăn xong, nhìn đống chén cái tôi nhủ thầm “thôi để tối rửa luôn 1 thể, lỡ chút nữa mình muốn ăn thêm gì đó rồi sao”. Xong tối tôi buồn ngủ quá nên đành để đống chén đó qua sáng hôm sau. Xong sáng ra tôi có việc gấp ơi là gấp nên ra khỏi nhà cả ngày. Thế là đống chén bị chìm vào quên lãng cho đến khi nó bốc mùi mốc meo.

    2. Tác hại khôn lường

    Từ những chuyện vặt vãnh trong nhà, nó sẽ làm ta hình thành một thói quen là làm gì cũng trễ nải, hẹn lần hẹn lữa. Công việc của bạn sẽ không trôi chảy, sẽ ì trệ. Cuộc sống sẽ khó đạt thành công. Bạn sẽ khó đạt được những ước mơ mà mình mong muốn. Bạn sẽ thường xuyên sống trong tuyệt vọng. Cuộc đời bạn từ đó sẽ đi theo hướng tiêu cực.

    3. Nguyên nhân:

    Do lười biếng, nhu nhược với chính bản thân mình mà nên.

    4. Giờ giải quyết sao?

    Vì “bệnh trì hoãn” hình thành từ những thói quen vặt vãnh hàng ngày, nên để trị được nó, bạn cũng phải đi từ những điều nhỏ xíu. Nên đặt ra mục tiêu cụ thể từ thấp tới cao.

    Thứ nhất, lười là do thói quen. Mà sâu xa trong đó, phần lớn xuất phát từ thể trạng kém mà ra. Do sức khỏe không tốt, bạn ngại làm cái này làm cái kia, bạn ngại ra đường, bạn ngại đủ thứ. Lâu thành quen trở nên bản tính lười nhác. Nên để trị được cái gốc này, phải quyết tâm dồn hết sức mình bắt đầu một chương trình vận động. Chọn môn thể thao nào đó vừa sức (chạy bộ, yoga…) để tập. Nhưng nhớ là việc tập nhiều mỗi buổi tập không quan trọng bằng việc duy trì sự đều đặn của nó. Thay vì 1 buổi tập 2 tiếng xong nghỉ nguyên tuần, bạn điều chỉnh thành 1 buổi tập 45 phút nhưng đều đặn 3-4 buổi/tuần vì mục đích là tạo nên 1 thói quen mới của sự kiên trì.


    Song song với thể chất, chúng ta rèn luyện tính kiên trì bằng cách làm việc nhà mỗi ngày. Như tôi, tập thói quen mỗi sáng thức dậy sớm 6h30 là bắt đầu quét nhà, lau nhà, rửa chén nếu thấy có chén dơ sót lại. Ngày nào mình cũng quét, cũng lau, không cần biết nhà có dơ hay là “nhìn có vẻ sạch”. Vì tôi đảm bảo cứ sau 1 ngày dù bạn không làm gì, nhà cũng tự động bám bụi nhé.


    Chia sẻ một chút với mọi người về hoạt động trong 1 ngày cơ bản của tôi:

    – 6:30 dậy, rửa mặt, quét nhà, lau nhà, rửa chén, cho mèo ăn, dọn vệ sinh cho mèo

    – 8:00 ăn sáng

    – 9:00 làm việc

    – 11:00 đặt cơm trưa để người ta giao tới nhà

    – 12:00 ăn cơm trưa và cho mèo ăn

    – 13:00 ngủ 30p

    – 13:30 làm việc

    – 16:00 Ra khỏi nhà tới chỗ chạy bộ hoặc yoga (tôi chạy 2 buổi/ tuần, yoga 2 buổi/tuần)

    – 17:30 tập xong ăn chiều rồi đi chơi 1 chút

    – 19:30 về nhà tắm rửa, cho mèo ăn

    – 20:30 thư giãn, nghe nhạc hoặc coi phim

    – 22:00 ngồi thiền

    – 22:30 đọc sách

    – 23:00 đi ngủ.

    Nếu bạn cũng mắc chứng bệnh “trì hoãn” như tôi, hãy nhanh chóng thiết lập lại cuộc sống của mình, thay đổi thói quen, có vậy mới nhanh chóng được sống một cuộc đời bình thường, thay vì ì ạch tụt lại phía sau.

    Nếu bạn là học sinh chuẩn bị thi ĐH, CĐ, mắc chứng bệnh trì hoãn và thực sự muốn thay đổi, hãy tìm một môi trường học phù hợp, với một mô hình quân đội hoặc tương đương như thế với tính kỷ luật cao, tiêu biểu trong số đó là Trường Doanh nhân CEO Việt Nam – đào tạo sinh viên nâng cao tính kỷ luật và ứng dụng thực tiễn vào công việc sau này.

    Tìm hiểu về các ngành học và mô hình đào tạo tại đây:

    https://truongdoanhnhanceovietnam.edu.vn/
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/5/20

Chia sẻ trang này