1. Đăng tuyển tại Vieclammienphi.vn hiển thị ngay Trang chủ

    Miễn phí và sẽ mãi là như vậy,

    Được chia sẻ miễn phí lên Facebook và nhiều mạng xã hội,

    Hướng dẫn doanh nghiệp Cách tuyển dụng nhanh.
    Dismiss Notice
  2. Hiện tại việc làm miễn phí có rất nhiều việc làm các doanh nghiệp cần tuyển, nếu bạn chưa có việc làm, hãy gửi hồ sơ cho chúng tôi tại chuyên mục Hồ sơ, người tìm việc, sau đó chúng tôi sẽ gửi công việc phù hợp theo yêu cầu của bạn hoàn toàn miễn phí. Tham gia ngay.

Các bước cải thiện trải nghiệm khách hàng hiệu quả nhất hiện nay

Thảo luận trong 'Kiến thức' bắt đầu bởi hanhnguyeneeee, 22/9/22.

221

  1. hanhnguyeneeee New Member

    Trải nghiệm khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp phát triển. Khi nâng cao trải nghiệm của khách hàng, doanh nghiệp có thể tăng số lượng khách hàng trung thành và xây dựng mối quan hệ bền vững với họ, từ đó bứt phá doanh số trong các hoạt động kinh doanh.

    [​IMG]

    Các bước cải thiện trải nghiệm khách hàng hiệu quả
    Bước 1: Xây dựng bản đồ hành trình khách hàng
    Trước tiên, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành xây dựng bản đồ hành trình khách hàng để có thể hiểu được động cơ, nhu cầu cũng như niềm đau của họ. Khi xây dựng bản đồ hành trình, bạn cần đảm bảo rằng mọi ý kiến của các bên liên quan cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng.

    Bên cạnh đó, cũng cần phải có sự tính toán trong trải nghiệm khách hàng tại các giai đoạn trước và sau khi mua hàng để đảm bảo sự hoàn chỉnh cho trải nghiệm.

    Bước 2: Đánh giá trải nghiệm
    Khi tiến hành đánh giá trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp không nên chỉ tập trung vào một bộ phận mà phải quan tâm đến các bộ phận khác bởi hành trình của khách hàng bị ảnh hưởng bởi rất nhiều khía cạnh khác nhau.

    Bước 3: Cá nhân hóa trải nghiệm
    Thực hiện cá nhân hóa trải nghiệm giúp xây dựng hiệu quả mối quan hệ lâu bền giữa doanh nghiệp và khách hàng. Bên cạnh các dạng giảm giá, doanh nghiệp có thể áp dụng các dạng cá nhân hóa trải nghiệm khác như thư cảm ơn, khảo sát theo dõi, đề xuất sản phẩm tương tự hoặc xây dựng giá trị sản phẩm.

    Bước 4: Cải thiện trải nghiệm khách hàng với công cụ CRM
    Doanh nghiệp hoàn toàn có thể cải thiện trải nghiệm khách hàng bằng cách sử dụng công cụ CRM để cải thiện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tích cực nhất.

    Thực tế, một phần mềm CRM có thể hỗ trợ cho tất cả các hoạt động cải thiện trải nghiệm khách hàng nhờ khả năng lưu trữ và khai thác dữ liệu hiệu quả:

    • Giúp có cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết tình trạng của từng khách hàng theo trạng thái mua hàng, nuôi dưỡng, chăm sóc.

    • Từ đó đưa ra các kịch bản chăm sóc được cá nhân hoá theo nhu cầu cụ thể từng khách hàng thông qua các kênh tương tác trực tiếp như Email, SMS, Chatbot. Các kịch bản này được xây dựng và gửi tự động, rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, từ đó giúp họ chốt đơn dễ dàng hơn.

    • Xây dựng các kịch bản khảo sát khách hàng thông qua các biểu mẫu được đổ dữ liệu về CRM, dễ dàng theo dõi, phân tích kết quả, từ đó giúp doanh nghiệp điều chỉnh các bước trong khâu bán hàng, chăm sóc khách hàng để đạt tỷ lệ hài lòng cao nhất.
    Hướng dẫn cách thiết kế trải nghiệm khách hàng cho doanh nghiệp
    Thiết kế trải nghiệm khách hàng trước khi mua hàng
    Giai đoạn trước khi mua hàng là vô cùng quan trọng trong thiết kế trải nghiệm khách hàng. Bởi đây là giai đoạn để khách hàng tìm hiểu, nhận định và đánh giá các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trước khi quyết định lựa chọn mua hàng.

    Trong giai đoạn này, sự trải nghiệm khách hàng có sức ảnh hưởng đến lớn quyết định việc mua hay không. Chính bởi vậy, bạn cần thiết kế trải nghiệm khách hàng thật hấp dẫn, thu hút và nổi bật để tạo ấn tượng mạnh mẽ trong giai đoạn tiếp xúc lần đầu giữa khách hàng và doanh nghiệp.

    Thiết kế trải nghiệm khách hàng trên các nền tảng trực tuyến
    Tập trung các yếu tố về trải nghiệm người dùng như nâng cao tốc độ tải trang, sử dụng những hình ảnh, màu sắc hấp dẫn, ngôn ngữ gần gũi với người dùng.

    Phân chia bố cục hợp lý, dễ nhìn, dễ thao tác trên các phương tiện, nền tảng xã hội bất kỳ.

    Thống nhất các đặc điểm nhận diện thương hiệu, để lại ấn tượng sâu sắc và giúp khách hàng có cảm nhận tốt về thương hiệu của doanh nghiệp.

    Thiết kế trải nghiệm khách hàng ngay tại cửa hàng
    • Không gian cửa hàng cần tạo được sự thoải mái, thuận tiện cho khách hàng. Mọi cơ sở vật chất, hay các trang thiết bị có trong cửa hàng đều phải phục vụ hoạt động và nhu cầu mua sắm.

    • Cần phân loại và sắp xếp bố cục các sản phẩm trưng bày một cách khoa học theo từng khu vực để khách hàng thấy thuận mắt và dễ dàng tìm kiếm sản phẩm trong cửa hàng.

    • Nên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng trước khi họ vào mua sắm như gửi xe, hướng dẫn địa điểm đi đến cửa hàng.

    • Nhân viên tại cửa hàng cần có thái độ phục vụ niềm nở, nhiệt tình tư vấn, hỗ trợ và chăm sóc khách hàng dù họ chỉ đến để tham khảo sản phẩm.

    • Thể hiện được những đặc trưng riêng của cửa hàng như phong cách thiết kế, trang phục, lời chào,.. sao cho thật ấn tượng.
    Thiết kế trải nghiệm khách hàng sau khi mua hàng
    Khi đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong giai đoạn đầu nói trên, khả năng khách hàng chuyển sang giai đoạn mua hàng được tăng cao. Mọi thiết kế trải nghiệm khách hàng trong quá trình mua hàng từ tư vấn đến thanh toán đều cần thực hiện thật tốt.

    Đến giai đoạn cuối cùng - Giai đoạn sau khi mua hàng, bạn cũng cần làm hài lòng khách hàng bởi đây là giai đoạn quan trọng quyết định giúp duy trì mối quan hệ thân thiết trong suốt hành trình trải nghiệm khách hàng với doanh nghiệp.

    Giai đoạn này giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng, giữ chân được những khách hàng tiềm năng và tăng tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng trung thành với doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp.

    Thiết kế trải nghiệm khách hàng trong giai đoạn sau khi mua hàng thường bao gồm những công việc, hoạt động xử lý các sản phẩm, dịch vụ cơ bản như lắp đặt, sửa chữa, hướng dẫn, bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng,...

    Trên thị trường trực tuyến, quá trình thực hiện cải thiện trải nghiệm khách hàng sau khi mua hàng bao gồm:

    • Thư cảm ơn được gửi đến khách hàng sau khi khách hàng đã hoàn thành quá trình mua sản phẩm tại doanh nghiệp.

    • Gửi các thông báo về bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra các dịch vụ, sản phẩm đến khách hàng.

    • Duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng bằng những nội dung có giá trị, hấp dẫn và hữu ích giúp gợi nhớ lại sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp.

    • Thường xuyên mở những chương trình ưu đãi, giảm giá dành riêng cho những khách hàng đã mua sản phẩm tại doanh nghiệp.

    • Dù trong bất kỳ giai đoạn nào, thời điểm nào, bạn cũng cần đảm bảo thiết kế trải nghiệm khách hàng phải mới mẻ, hấp dẫn và thú vị để có thể thu hút và giữ chân khách hàng truy cập vào website. Chúng đem lại sự thành công, sự phát triển bền vững và những lợi ích kinh tế to lớn cho doanh nghiệp trên thị trường trực tuyến cạnh tranh đầy khốc liệt.

    Với những kiến thức mà GoSELL chia sẻ, bạn đã hiểu hơn về tầm quan trọng, chỉ số đo lường cũng như các bước cải thiện trải nghiệm khách hàng hiệu quả. Hơn nữa cải thiện trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng luôn là điều mà các doanh nghiệp hướng tới bởi khả năng mang lại lợi ích nhất định.
     

Chia sẻ trang này