1. Đăng tuyển tại Vieclammienphi.vn hiển thị ngay Trang chủ

    Miễn phí và sẽ mãi là như vậy,

    Được chia sẻ miễn phí lên Facebook và nhiều mạng xã hội,

    Hướng dẫn doanh nghiệp Cách tuyển dụng nhanh.
    Dismiss Notice
  2. Hiện tại việc làm miễn phí có rất nhiều việc làm các doanh nghiệp cần tuyển, nếu bạn chưa có việc làm, hãy gửi hồ sơ cho chúng tôi tại chuyên mục Hồ sơ, người tìm việc, sau đó chúng tôi sẽ gửi công việc phù hợp theo yêu cầu của bạn hoàn toàn miễn phí. Tham gia ngay.

NHỮNG TRƯỜNG HỢP GIAO DỊCH BẮT BUỘC CÁC BÊN CÔNG CHỨNG GIẤY TỜ

Thảo luận trong 'Mua bán | Dịch vụ' bắt đầu bởi hunglambds, 18/1/22.

83

  1. hunglambds Member

    Bài viết dưới đây cung cấp những điều cần biết về công chứng, chứng thực, giá trị pháp lý và hiệu lực của văn bản công chứng, địa chỉ một số văn phòng công chứng thủ đức.

    Những trường hợp giao dịch bắt buộc các bên công chứng giấy tờ
    1. Các loại hợp đồng cần công chứng
    Hợp đồng mua bán nhà ở phải được công chứng, chứng thực.

    Hợp đồng tặng cho bất động sản hoặc nhà ở phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng. Trong trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương cho hộ nghèo thì không bắt buộc.

    [​IMG]

    Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tặng cho quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với mảnh đất đó.

    Hợp đồng chuyển đổi nhà ở phải được chứng thực, công chứng.

    Hợp đồng góp vốn đầu tư hay kinh doanh bằng nhà ở.

    Hợp đồng góp vốn đầu tư hay kinh doanh bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bắt buộc công chứng.

    Hợp đồng thế chấp nhà ở phải được chứng thực, công chứng.

    Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà ở bắt buộc phải có công chứng.

    Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người sở hữu mới phải được công chứng, chứng thực. Trong trường hợp một bên là tổ chức kinh doanh bất động sản.

    Hợp đồng tặng cho bất động sản phải được công chứng, chứng thực. Nếu bất động sản phải theo quy định của pháp luật về việc đăng ký quyền sở hữu thì phải được đăng ký.

    Hợp đồng trao đổi tài sản phải có văn bản thành lập được công chứng, chứng thực. Trong trường hợp bắt buộc phải đăng ký theo quy định của nhà nước, thì phải có đăng ký.

    Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ thì di chúc bằng văn bản được coi là hợp pháp khi không công chứng trong trường hợp di chúc đó đáp ứng đủ điều kiện được ghi trong khoản 1 điều 630 của BLDS.

    Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng hoặc chứng thực.

    Văn bản về quyền thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cần phải được công chứng, chứng thực.

    2. Công chứng giấy tờ ở đâu?
    Các giấy tờ cần công chứng, chứng thực nên được công chứng tại các cơ quan, tổ chức hành nghề công chứng.

    Công chứng tại văn phòng công chứng được thành lập tại các địa phương có đủ điều kiện phát triển. UBND cấp tỉnh quyết định thành lập phòng công chứng. Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở tư pháp, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng.

    Công chứng tại phòng tư pháp: Sở Tư pháp sẽ là nơi thực hiện việc chủ trì để phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư, sở nội vụ, sở tài chính để xây dựng đề án thành lập phòng công chứng, sau đó trình đề án lên UBND cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập.

    Vì sao phải công chứng?
    Trong nhiều hoạt động giao dịch hiện nay, công chứng là một điều kiện bắt buộc. Đối với một số hộ đồng, việc công chứng sẽ giúp hợp đồng có hiệu lực, được công nhận là hợp pháp. Việc công chứng sẽ giúp giảm rủi ro về quyền lợi của các bên khi ký hợp đồng. Nhiều hoạt động giao dịch cần có giấy tờ công chứng để các cơ quan có thể kiểm soát và các bên tham gia giao dịch có đủ độ tin cậy đối với tài sản giao dịch đó.

    >>>>> Văn phòng cho thuê TPHCM

    [​IMG]

    Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

    Giá trị pháp lý của giấy tờ công chứng có hiệu lực từ ngày công chứng viên (tổ chức hành nghề công chứng) ký và đóng dấu vào văn bản cần công chứng.

    Hợp đồng, giấy tờ giao dịch được công chứng có giá trị như văn bản chứng cứ. Những tình tiết, sự kiện được đề cập trong hợp đồng, giấy tờ giao dịch đã được công chứng không cần phải chứng minh, trừ những trường hợp Tòa án tuyên bố là văn bản có giá trị bị vô hiệu.

    Văn bản dịch thuật được công chứng có giá trị sử dụng tương đương như giấy tờ, văn bản được dịch, có hiệu lực được công nhận.

    Hợp đồng, giấy tờ giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên tham gia ký kết và liên quan. Trong trường hợp một bên có nghĩa vụ nhưng không thực hiện đúng nghĩa vụ được ghi trong hợp đồng thì bên còn lại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, nếu các bên tham gia hợp đồng, giấy tờ giao dịch có thỏa thuận khác thì không cần ra tòa.
     

Chia sẻ trang này