1. Đăng tuyển tại Vieclammienphi.vn hiển thị ngay Trang chủ

    Miễn phí và sẽ mãi là như vậy,

    Được chia sẻ miễn phí lên Facebook và nhiều mạng xã hội,

    Hướng dẫn doanh nghiệp Cách tuyển dụng nhanh.
    Dismiss Notice
  2. Hiện tại việc làm miễn phí có rất nhiều việc làm các doanh nghiệp cần tuyển, nếu bạn chưa có việc làm, hãy gửi hồ sơ cho chúng tôi tại chuyên mục Hồ sơ, người tìm việc, sau đó chúng tôi sẽ gửi công việc phù hợp theo yêu cầu của bạn hoàn toàn miễn phí. Tham gia ngay.

Nguyên nhân đau họng có đờm và điều trị thế nào

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi tuan.boyhn, 17/2/21.

159

  1. tuan.boyhn New Member

    Nguyên nhân gây ra ho có đờm tương đối đa dạng nhưng chủ yếu là do một số loại bệnh lý về hô hấp. Cụ thể:

    • Do bệnh lao phổi: Người mắc bệnh lao phổi thường xuất hiện các cơn ho có đờm trong nhiều ngày. Đờm tiết ra có màu trắng đục. Trong một số trường hợp, đờm có thể lẫn máu. Đờm mủ có mùi hôi gây khó chịu. Ngoài tình trạng ho có đờm, người mắc sẽ cảm thấy đau tức ngực ở vùng phổi bị viêm nhiễm. Bệnh có thể dẫn đến suy hô hấp, từ đó gây tử vong.

    • Ho có đờm do bệnh viêm phổi: So với lao phổi, tần suất ho của người bệnh viêm phổi sẽ dày hơn. Dịch đờm sẽ theo các cơn ho tống ra ngoài. Người bệnh thường cảm thấy tức ngực, khó thở, đặc biệt là khi ho. Đờm được đưa ra ngoài thường có màu vàng đậm hoặc vàng nhạt.

    • Ho có đờm do viêm phế quản: Ở những giai đoạn đầu, người bệnh chỉ xuất hiện những cơn ho khan. Càng để lâu, các cơn ho khan sẽ chuyển sang ho có đờm. Đờm của người bệnh viêm họng và viêm phế quản thường nhớt và tập trung phần lớn ở phế quản, có màu trắng đục hoặc màu vàng, màu xanh. Đờm của bệnh nhân viêm phế quản thường được tiết ra nhiều nhất vào buổi sáng.

    • Nguyên nhân ho có đờm do giãn phế quản: Giãn phế quản là giai đoạn kế tiếp của viêm phế quản khi người bệnh không điều trị hoặc điều trị dứt điểm. Dịch đờm tiết ra nhiều vào buổi sáng sớm nên các cơn ho sẽ đến nhiều hơn vào khoảng thời gian này. Người bệnh giãn phế quản thường xuất hiện các cơn ho có đờm màu trắng đục (giống với màu mủ) và đóng thành từng khuôn, đánh bật đờm ra ngoài rất khó khăn.

    • Ho có đờm do viêm nhiễm đường thở: Viêm nhiễm đường thở làm phổi và niêm mạc thu hẹp, suy giảm hệ miễn dịch, từ đó hình thành nên các cơn ho có đờm lâu ngày không khỏi.

    • Do cảm cúm: Cảm cúm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các cơn ho có đờm. Trước khi tiến triển đến ho có đờm, người bệnh thường sẽ có các cơn ho gió, ho khan.

    • Ho có đờm do tác động của môi trường: Môi trường ô nhiễm, chứa qua nhiều bụi bẩn, khói hoặc việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt nhiễm khuẩn là các tác nhân chính gây ra ho có đờm. Trong trường hợp ho có đờm xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn vào đường thở thì việc điều trị dứt điểm rất khó khăn.
    [​IMG]

    Cách trị ho có đờm từ Tây y

    Đây là giải pháp được nhiều người bệnh nghĩ tới do cách sử dụng đơn giản, tiện lợi. Tuy nhiên người bệnh cũng đặc biệt lưu ý bởi các loại thuốc Tây trị ho có đờm có thể gây ra một số tác dụng nguy hiểm và khả năng tái phát sau khi ngừng thuốc cũng rất cao. Người mắc ho có đờm thường được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị có chữa các thành phần sau:

    • Điều trị ho có đờm bằng Terpin Hydrat: Nhờ công dụng của hydrat, đờm đọng ở phế quản sẽ dễ dàng được tống ra ngoài. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc từ 3 đến 5 ngày để điều trị ho có đờm. Việc sử dụng trong thời gian lâu hơn có thể gây ra các tác dụng phụ

    • Điều trị ho có đờm Acetylcystein: Loại thuốc có chứa thành phần này thường được sử dụng để giảm độ đặc quánh của đờm, từ đó dễ dàng tống xuất đờm ra ngoài khi có phản ứng ho.

    • Bromhexin Hydroclorid: Thành phần này thường được dùng các loại thuốc điều trị ho có đờm hướng đến tác dụng tiêu đờm và điều chỉnh cân bằng đường hô hấp. Các bác sĩ khuyến cáo người dùng không nên sử dụng thuốc kéo dài quá 8-10 ngày để tránh ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của bản thân.
    Mặc dù đây là bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu người bệnh không điều trị tốt khiến bệnh kéo dài sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng như:

    • Viêm họng kéo dài có đờm kèm theo có thể dẫn đến áp xe phổi, các khối mủ lớn ở họng, phổi gây suy hô hấp, viêm phổi và nghiêm trọng nhất là cả tử vong.
    • Đờm xuất hiện nhiều ở cổ họng có thể khiến các tụ mủ hình thành trong phổi gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Triệu chứng điểm hình của bệnh là tức ngực, khó thở…
    • Khi viêm họng dai dẳng, vi khuẩn và virus có cơ hội xâm nhập, tấn công và phá vỡ các thành họng dẫn đến ho ra máu, ung thư vòm họng…
    • Để phòng ngừa những biến chứng trên, người bệnh cần chủ động khám và điều trị bệnh sớm ngay khi phát hiện những triệu chứng khó chịu. Việc điều trị sớm sẽ giúp khỏi bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
    Xem thêm bài viết: https://thuocchon.vn/cach-tri-ho-co-dom-sieu-hieu-qua-nang-den-may-cung-khoi/

    Nguồn tham khảo: https://thuocchon.vn
     

Chia sẻ trang này