1. Đăng tuyển tại Vieclammienphi.vn hiển thị ngay Trang chủ

    Miễn phí và sẽ mãi là như vậy,

    Được chia sẻ miễn phí lên Facebook và nhiều mạng xã hội,

    Hướng dẫn doanh nghiệp Cách tuyển dụng nhanh.
    Dismiss Notice
  2. Hiện tại việc làm miễn phí có rất nhiều việc làm các doanh nghiệp cần tuyển, nếu bạn chưa có việc làm, hãy gửi hồ sơ cho chúng tôi tại chuyên mục Hồ sơ, người tìm việc, sau đó chúng tôi sẽ gửi công việc phù hợp theo yêu cầu của bạn hoàn toàn miễn phí. Tham gia ngay.

Nếu muốn giàu có, hãy chăm đọc sách

Thảo luận trong 'Kiến thức' bắt đầu bởi Thương Nguyễn, 6/1/16.

1,891

  1. Thương Nguyễn New Member

    Bài này rất hay mình xin chia sẻ cho các bạn

    Điểm chung của hàng ngàn người giàu có trên thế giới này chính là thói quen đọc sách. Nhưng đọc sách thế nào để giàu có được lại là một câu chuyện khác…

    [​IMG]
    Tỉ phú Mark Zuckerberg
    Tác giả người Mỹ Steve Siebold từng gây chú ý trên khắp thế giới khi cho ra mắt cuốn sách “How Rich People Think” (Người giàu nghĩ như thế nào), ông cũng được biết đến là người đã từng phỏng vấn hơn 1.200 người giàu nhất trên thế giới trong vòng 3 thập kỷ qua. Sau những cuộc phỏng vấn của mình, Steve Siebold nhận ra nhiều điều khác biệt giữa người giàu và… người bình thường.

    Chủ đề về sự khác biệt này đã và đang thu hút sự quan tâm của độc giả. Trước đây, Steve Siebold đã đưa ra rất nhiều luận điểm về sự khác biệt này, chẳng hạn như người giàu luôn tập trung kiếm nhiều tiền, trong khi người thường chỉ tập trung tiết kiệm tiền.

    [​IMG]
    Tỉ phú Bill Gates
    Với trải nghiệm tiếp xúc và trò chuyện với những người giàu có, Steve Siebold mới đây lại chia sẻ thêm một khác biệt nữa giữa người giàu và người thường, đó là thú vui khi có thời gian rảnh rỗi của những tỉ phú, triệu phú. Thay vì vui chơi - giải trí, họ chọn cho mình thú vui tự học, tự giáo dục, nâng cao trình độ hiểu biết của mình bằng cách đọc thật nhiều.

    Đây là một điểm chung phổ biến trong giới những doanh nhân giàu có. Steve Siebold cho biết: “Bước vào ngôi nhà của một người giàu có bạn thường thấy họ có một thư viện tại gia khá đồ sộ, đó không phải là một không gian chỉ để trưng bày, khoe mẽ mà thực sự là nơi để họ tìm đến khi có thời gian rảnh rỗi, để tự giáo dục mình, nâng cao tầm hiểu biết và từ đó biết cách làm thế nào để trở nên thành công hơn. Trong khi đó, những người bình thường - hoặc lười đọc sách hoặc thường lựa chọn những gì dễ đọc và có tính giải trí cao…”.

    Những người giàu phải phân bổ thời gian một cách hợp lý để trong cùng một khoảng thời gian được cuộc sống ban cho mỗi ngày giống như tất cả mọi người, họ có thể kịp làm những việc quan trọng được ưu tiên.

    Họ cũng có giải trí, thậm chí là những cuộc vui, kỳ nghỉ rất đẳng cấp để thực sự có được những thời điểm tách rời công việc, nhưng thường khi phải lựa chọn giữa việc ngồi xuống đọc sách và việc ra ngoài vui chơi khi có thời gian rảnh một chút trong ngày, họ sẽ chọn việc tìm hiểu thông tin, gia tăng kiến thức.

    [​IMG]
    Tỉ phú Warren Buffett
    Chẳng hạn như nhà đầu tư nổi tiếng người Mỹ Warren Buffett - một người mà tác giả Steve Siebold đã có cơ hội được tiếp xúc và tìm hiểu khá sâu kỹ về đời sống thường nhật của ông, tác giả nhận ra rằng khoảng 80% thời gian làm việc trong ngày của tỉ phú này gắn liền với hoạt động đọc và phân tích - xử lý thông tin.

    Còn theo tác giả Thomas Corley của cuốn “Rich Habits: The Daily Success Habits Of Wealthy Individuals” (tạm dịch: Những thói quen giàu có - Những thói quen thường ngày của người giàu), 67% người giàu mỗi ngày chỉ xem TV trong khoảng 1 giờ hoặc ít hơn, trong khi người thường rất dễ sa đà ngồi trước TV hàng tiếng đồng hồ để xem hết chương trình này đến chương trình khác nếu rảnh.

    Ngoài ra, tác giả Corley cũng để ý thấy rằng ưu tiên khi xem truyền hình của người giàu là những chương trình bản tin, thời sự, phân tích… giúp họ gia tăng kiến thức và sự hiểu biết, họ không dành thời gian để xem truyền hình thực tế, trong khi phần đông người thường lại dành nhiều thời gian để xem những chương trình có tính giải trí cao.

    [​IMG]
    Trong khi người giàu không dành nhiều thời gian và tiền bạc vào hoạt động học tập hàn lâm tại nhà trường, Đại học (thực tế, nhiều nhân vật giàu có hàng đầu thế giới còn có khá ít những ngày tháng học tập tại các nhà trường, hoặc kết quả học tập của họ cũng không nổi trội bằng nhiều bạn học khác), nhưng họ đánh giá rất cao sức mạnh và tầm quan trọng của việc tự học, tự rèn luyện sau khi đã rời nhà trường.

    Đó chính là khi người giàu tự giáo dục mình theo nhịp độ và thiên hướng có lợi nhất cho bản thân. Tác giả Steve Siebold cho rằng trong khi phần đông người thường tin rằng bằng cấp là giới hạn cao nhất của việc học tập, họ cố gắng đạt được hết bằng này bằng khác, coi đó là con đường lập thân lập nghiệp lý tưởng, là công cụ để làm giàu, thì người giàu không nghĩ vậy, bởi họ không quá quan trọng một “công cụ” duy nhất nào giúp đưa lại sự giàu có, họ chỉ quan tâm đến kết quả, đến cái đích sau cùng và luôn linh hoạt tìm ra con đường hiệu quả nhất để đạt được cái đích muốn đến.

    Bích Ngọc - Dân trí
    Theo Business Insider
     
  2. minhhieuk99999

    minhhieuk99999 New Member

  3. huonglanx1999

    huonglanx1999 Member

    Up cho bài viết không bị trôi nữa nè
     
  4. lamngoc9991

    lamngoc9991 New Member

    Up cho bài viết không bị trôi nữa nè
     
  5. joonghinh

    joonghinh New Member

  6. trymitoshiq12

    trymitoshiq12 New Member

Chia sẻ trang này