1. Đăng tuyển tại Vieclammienphi.vn hiển thị ngay Trang chủ

    Miễn phí và sẽ mãi là như vậy,

    Được chia sẻ miễn phí lên Facebook và nhiều mạng xã hội,

    Hướng dẫn doanh nghiệp Cách tuyển dụng nhanh.
    Dismiss Notice
  2. Hiện tại việc làm miễn phí có rất nhiều việc làm các doanh nghiệp cần tuyển, nếu bạn chưa có việc làm, hãy gửi hồ sơ cho chúng tôi tại chuyên mục Hồ sơ, người tìm việc, sau đó chúng tôi sẽ gửi công việc phù hợp theo yêu cầu của bạn hoàn toàn miễn phí. Tham gia ngay.

Có bầu uống mầm đậu nành được không?

Thảo luận trong 'Mua bán | Dịch vụ' bắt đầu bởi tranloan, 25/7/19.

266

  1. tranloan Member

    Mầm đậu nành không chỉ là sản phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao mà còn là “thần dược” trong việc làm đẹp của chị em phụ nữ. Vậy đối với bà bầu thì sao? Có bầu uống mầm đậu nành được không? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này nhé!..
    Dưỡng chất có lợi trong mầm đậu nành
    [​IMG]
    Dưỡng chất có trong mầm đậu nành
    Đối với bà bầu


    Các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng minh rằng, hàm lượng protein có trong đậu nành thậm chí tương đương với thịt, cá, trứng, sữa,… cùng lượng chất xơ, axit béo linoleic, omega-3 dồi dào. Việc bổ sung mầm đậu nành sẽ giúp mẹ bầu tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, giúp các tế bào mô và cơ của thai nhi phát triển khỏe mạnh.

    Mầm đậu nành cũng có rất nhiều chất xơ, giúp mẹ đề phòng biến chứng táo bón thai kì, trĩ hay các vấn đề về đường huyết. Đối với những mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi và căng thẳng do cơn nghén, bột mầm đậu có tác dụng rất hiệu quả để tăng năng lượng, giảm stress.

    Khi mang thai, nhu cầu nội tiết tố của cơ thể người mẹ tăng lên tăng lên rất nhiều so với bình thường. Chính vì thế, việc bổ sung nội tiết tố estrogen lúc này là vô cùng cần thiết. Trong khi đó, mầm đậu nành là sản phẩm chứa hàm lượng lớn isoflavone – hợp chất có tác dụng tương tự như estrogen nội sinh. Vì vậy, uống mầm đậu nành trong giai đoạn này sẽ giúp mẹ bầu cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, đẩy lùi các triệu chứng do thiếu hụt nội tiết tố trong thời kỳ mang thai.

    Đồng thời, hàm lượng canxi trong mầm đậu nành còn hạn chế tình trạng loãng xương và giảm thiểu các cơn đau nhức xương khớp cho mẹ bầu

    Không chỉ vậy, hàm lượng chất xơ trong mầm đậu nành còn giúp kiểm soát lượng đường huyết, ngăn ngừa tình trạng đái tháo đường trong giai đoạn thai nghén.

    Đối với thai nhi

    Mầm đậu nành giúp bé sẽ hạn chế được nguy cơ nhẹ cân, bớt loãng xương hoặc suy dinh dưỡng bào thai, giảm tỷ lệ sinh non và tăng cường sức đề kháng ở trong những năm tháng đầu đời. Trong những trường hợp thai phụ bị nghén nặng, thai nhi phát triển chậm sẽ được bác sĩ khuyên dùng bột mầm đậu để bổ sung dinh dưỡng.

    Các dưỡng chất thiết yếu khác như: vitamin A, B, D, PP; kẽm, canxi, sắt… cũng rất tốt đối với sự phát triển của thai nhi, ngăn ngừa hiện tượng còi xương ở trẻ, bảo vệ thai nhi, giảm nguy cơ sinh non, tăng cường sức đề kháng cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.

    Có bầu nên uống mầm đậu nành hay không?
    [​IMG]
    Có bầu nên uống mầm đậu nành hay không?
    Từ những phân tích về công dụng của mầm đậu nành trên có thể thấy chị em mang bầu hoàn toàn sử dụng được mầm đậu nành. Tuy nhiên, để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi phát triển toàn diện nhất, các mẹ nên lựa chọn những sản phẩm uy tín, xuất xứ rõ ràng, không pha trộn hóa chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Tuy nhiên, giai đoạn mang thai vô cùng nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ cũng làm ảnh hưởng đến đến bé yêu. Vì vậy, khi sử dụng mầm đậu nành nói riêng và các thực phẩm khác nói chung, bà bầu cần lưu ý và hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng khi cần thiết.

    Một vài lưu ý khi sử dụng mầm đậu nành cho bà bầu:

    • Không nên uống quá 300ml/ngày. Bởi nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây đau đầu, chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn.
    • Mẹ bầu nên pha 2-3 thìa cà phê bột mầm đậu nành với 150ml nước sôi sau đó khuấy đều và uống trực tiếp. Không nên pha sẵn để uống dần vì như vậy sẽ làm biến đổi chất trong mầm đậu nành.
    • Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý một số sản phẩm không nên kết hợp với mầm đậu nành như trứng gà (tạo chất kết tủa khiến cơ thể khó hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng, khó tiêu, phá hủy kết cấu dưỡng chất), đường nâu (gây hiện tượng đầy bụng, khó tiêu), mật ong( ảnh hưởng tới đường ruột thậm chí đến tính mạng).
    • Đặc biệt, với thai phụ đã và đang bị u xơ tử cung, u ác tính ở ngực, buồng trứng,… khi hấp thu estrogen từ mầm đậu sẽ gây ra những chuyển biến xấu nếu sử dụng nhiều.
    Bài viết trên đã giúp chị em giải đáp thắc mắc có bầu uống mầm đậu nành được không? Để bé phát triển khỏe mạnh nhất qua từng giai đoạn thai kỳ, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
     

Chia sẻ trang này