1. Đăng tuyển tại Vieclammienphi.vn hiển thị ngay Trang chủ

    Miễn phí và sẽ mãi là như vậy,

    Được chia sẻ miễn phí lên Facebook và nhiều mạng xã hội,

    Hướng dẫn doanh nghiệp Cách tuyển dụng nhanh.
    Dismiss Notice
  2. Hiện tại việc làm miễn phí có rất nhiều việc làm các doanh nghiệp cần tuyển, nếu bạn chưa có việc làm, hãy gửi hồ sơ cho chúng tôi tại chuyên mục Hồ sơ, người tìm việc, sau đó chúng tôi sẽ gửi công việc phù hợp theo yêu cầu của bạn hoàn toàn miễn phí. Tham gia ngay.

Bạn chọn nghề theo sở thích bản thân hay nhu cầu xã hội?

Thảo luận trong 'Học nghề - Tuyển sinh' bắt đầu bởi Reborn Cosmetics, 14/5/20.

595

  1. Trong những năm học cuối cấp 3, song song với những áp lực về học hành, thi cử, thành tích thì việc định hướng nghề nghiệp bản thân cũng làm cho các bạn học sinh phải đau đầu.

    Vì ý thức được tầm quan trọng của hướng nghiệp nên hầu như các bạn rất thận trọng khi đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Ngoài ra, nhiều học sinh lớp 12 còn băn khoăn, không biết nên chọn nghề theo sở thích bản thân hay nhu cầu xã hội?

    Trên thực tế, sẽ không có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, tùy vào sở thích là gì, đồng thời xem xét trên nhu cầu xã hội mà bạn đưa ra lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho mình. Bạn có thể lựa chọn tùy ý theo sở thích hoặc nhu cầu xã hội nhưng vẫn phải đảm bảo một vài nguyên tắc để hạn chế những quyết định sai lầm.

    Chọn nghề theo sở thích bản thân?

    Sở thích được hình thành trong quá trình sống cùng với nhiều nguyên nhân tác động lẫn nhau và mỗi người chúng ta ai cũng có những sở thích riêng của mình. Có bạn yêu thích làm luật sư vì vừa xem một bộ phim về anh chàng luật sư cực kỳ ngầu, hấp dẫn. Lại có người muốn trở thành ca sĩ để được nổi tiếng, giàu có...

    Tuy nhiên, sở thích, ước mơ có thể thay đổi theo thời gian và bị ảnh hưởng nhiều bởi sự trải nghiệm, mức độ hiểu biết về ngành nghề. Ví dụ như: khi còn bé, bạn rất muốn trở thành bác sĩ nhưng giờ lớn lên, lại sợ dao, kéo… nên bạn sẽ không còn giữ được ước mơ. Đó là chưa kể đến việc năng lực của bạn có đáp ứng được yêu cầu ngành nghề này hay không?


    Vậy nên, trước khi đưa ra định hướng nghề nghiệp bản thân, ngoài việc tìm hiểu kỹ mình thích gì, chúng ta còn phải nắm bắt rõ những khó khăn và thách thức của nghề, đồng thời xem xét tới năng lực của mình.

    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của người lớn như: cha/mẹ, anh/chị, người quen làm trong ngành nghề yêu thích. Những người đi trước đã trải nghiệm, va chạm nhiều và đã trải qua những khó khăn, vì vậy, ý kiến của họ rất đáng để tham khảo. Hãy trao đổi và nhờ người có kinh nghiệm, hiểu biết phân tích giúp bạn, những ý kiến đó là nguồn tham khảo rất khách quan, quý báu.

    Chọn nghề theo nhu cầu xã hội?

    Hiện nay, thị trường lao động trong nước đang có sự thiếu hụt lớn về nhân lực ngành công nghệ kỹ thuật. Đây là nhóm ngành chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiến trình cách mạng công nghiệp 4.0. Theo dự báo, những nhóm ngành nghề sẽ phát triển trong thời đại công nghiệp 4.0:

    • Quản trị Kinh doanh
    • Quản trị dịch vụ Du lịch và lữ hành
    • Quản trị nhân sự
    • Quản trị tài chính
    • Công nghệ thông tin
    • Công nghệ tự động hóa
    • Các ngành kỹ thuật xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, năng lượng, công nghệ in 3D
    • Các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, kỹ thuật y sinh (tích hợp kỹ thuật số – vật lý – sinh học)
    • Nhóm ngành về kiến trúc, thiết kế, dịch thuật…
    Tuy nhiên, nhu cầu lao động của xã hội về một ngành nghề cụ thể chỉ mang tính chất nhất thời. Có thể hiện nay xã hội đang có nhu cầu cao về ngành này nhưng 4 hoặc 5 năm sau lại dư thừa do các trường đào tạo ra quá nhiều.

    Vì thế, việc bạn định hướng nghề nghiệp tương lai thì không nên chạy theo số đông hay phong trào. Nếu chọn phải ngành không phù hợp với năng lực, sở thích bản thân, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trên chặng đường 4 năm đại học của mình.

    Tóm lại, bạn có thể linh động trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai theo sở thích hay nhu cầu xã hội. Quan trọng là bạn phải biết cân bằng hai yếu tố này để đưa ra quyết định tối ưu nhất. Vấn đề là người nào chịu khó học, có cố gắng, nỗ lực thì cơ hội việc làm sẽ tốt hơn.

    Tìm hiểu thêm về chương trình tuyển sinh và đào tạo của trường doanh nhân CEO Việt Nam:

    https://truongdoanhnhanceovietnam.edu.vn/
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/5/20

Chia sẻ trang này